Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam do Cục Biển và Hải đảo và Tổ chức WWF - Việt Nam đồng triển khai thực hiện sẽ hỗ trợ TP. Rạch Giá hoàn thành mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường sau 2 năm ký cam kết.
Sau đó, Rạch Giá sẽ hướng đến mục tiêu không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên tại địa phương vào năm 2030.
Ông Lê Bá Cả, cán bộ của Dự án tại TP. Rạch Giá chia sẻ về kết quả bước đầu thực hiện.
Chương trình đô thị giảm nhựa là một sáng kiến của Tổ chức WWF, nhằm mục đích kết nối các thành phố và các điểm du lịch nổi tiếng cùng chung tay hành động để hạn chế việc phát thải rác nhựa ra ngoài môi trường.
Dự án sẽ hỗ trợ thành phố Rạch Giá thực hiện các hoạt động BVMT liên quan đến quản lý chất thải rắn nói chung và rác thải nhựa nói riêng; giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến các hệ sinh thái biển; cũng như nâng cao kiến thức của cộng đồng, xã hội về mối liên quan giữa việc xả thải rác nhựa và hậu quả tiêu cực lên môi trường biển và sức khỏe con người.
Tập huấn ToT về kỹ năng truyền thông giảm rác thải nhựa, phân loại rác tại nguồn, hướng dẫn làm vi sinh bản địa IMO, xử lý rác hữu cơ làm phân hữu cơ bằng IMO tại hộ gia đình cho các thành viên nòng cốt của hội phụ nữ Thành phố Rạch Giá.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác cũng đã được triển khai như: xoá điểm nóng; triển thí điểm vớt rác trên sông, biển; triển khai hoạt động phân loại rác, xử lý rác hữu cơ, tăng cường thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật, triển khai hoạt động giảm nhựa trường học…
Đã xoá 05 điểm nóng về rác thải nhựa trên địa bàn thành phố bao gồm ở khu vực kênh T3 Lộ Liên Hương và đường Từ Dũ phường
Vĩnh Quang; chân cầu Rạch Sỏi và dọc theo bờ kè dưới sông dọc chợ từ cầu Rạch Sỏi đến cuối đường Hồ Xuân Hương; xóa điểm nóng về rác thải ở cuối đường Ngô Thị Tập và Phạm Ngọc Thạch; dọc theo chân cầu và gầm cầu Rạch Sỏi…
Việc phân loại rác, hướng dẫn làm IMO và ứng dụng IMO xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình cũng đã đạt những kết quả ghi nhận.
Tính đến tháng 12/2023, Dự án đã phối hợp cùng Hội LHPN tổ chức 51 lớp truyền thông giảm nhựa, hướng dẫn phân loại rác, sản xuất và ứng dụng vi sinh bản địa IMO cho hơn 1.200 hộ gia đình giúp giảm lượng rác hữu cơ mà hệ thống phải xử lý, giảm lượng hóa chất phải sử dụng qua đó góp phần giảm RTN và bảo vệ môi trường.
Tại mỗi siêu thị, dự án đã triển khai thí điểm 05 thùng ủ rác hữu cơ tập trung. Kết quả ghi nhận tốt, lượng rác phân hủy nhanh, sản phẩm nước rỉ rác vi sinh (chiếm 90%) và phân hữu cơ được sử dụng để tưới/bón cho cây đã góp phần giảm việc sử dụng phân bón hoá học vào đất, giúp giảm chi phí và tạo thêm thu nhập cho người dân, giúp thu hồi nguồn tài nguyên rác hữu cơ.
Để tăng cường công tác truyền thông về giảm rác thải nhựa, tăng cường thu hồi rác tái chế tại các cơ quan nhà nước, Dự án đã hỗ trợ Hội LHPN thành phố Rạch Giá 16 bình hoa 3T (tiết giảm, tái chế, tái sử dụng) để thu gom rác tái chế ở các cơ quan: Hội LHPN thành phố, UBND các phường/xã, Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN công an thành phố để tuyên truyền về giảm thiểu rác thải nhựa và tuyên truyền về thực hành phân loại rác, cũng như thu gom rác tái chế nhằm gây quỹ cho các hoạt động của Hội.
Trong thời gian qua Dự án đã ký kế hoạch phối hợp để triển khai thí điểm mô hình trường học không rác thải nhựa với 05 trường, các trường tập trung vào triển khai các hoạt động: rà soát và ban hành nội quy về giảm rác thải nhựa trong nhà trường, mua sắm dụng cụ để thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, tiến hành kiểm toán rác, mua thùng rác để thực hiện phân loại rác tại nguồn, các hoạt động ngoại khóa như thi vẽ tranh, thi tái chế, giảm thiểu rác thải nhựa.
Tại Rạch Giá, với sự hỗ trợ của Dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, hệ thống thu gom rác ở các khu vực công cộng và các khu vực nông thôn cũng đã được cải thiện với: 160 thùng rác loại 240L bố trí ở các khu vực công viên công công cộng, 18 thùng rác có càng kéo để gắn lên xe gắn máy giúp việc di chuyển thuận tiện, giảm nhân công kéo, giúp thúc đẩy nhanh việc mở rộng hệ thống thu gom tại 3 phường/xã có địa hình rộng, dân cư thưa thớt.
tin liên quan
Bình luận