Khảo sát hơn 1.000 người sống thọ: Hóa ra đây là 5 thói quen kéo dài tuổi thọ, tập thể dục chỉ xếp cuối cùng
Thùy Linh |
24/11/2023 08:08
Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất để sống thọ hóa ra không phải tập thể dục hay uống nước, mà là 1 việc mọi người thường hay bỏ qua.
Với mức sống không ngừng được nâng cao, con người không chỉ theo đuổi của cải vật chất mà còn mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Để kéo dài tuổi thọ thêm vài năm, nhiều người đã bắt đầu học cách chăm sóc sức khỏe, cập nhật các phương thức theo dõi tình trạng cơ thể hiện đại để kịp thời phát hiện, chữa trị bệnh tật.
Tuy nhiên, vẫn nhiều người chưa quan tâm nhiều đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ. Họ cho rằng tuổi trẻ là vốn liếng của mình, việc thức khuya và ăn vặt kéo dài cho đến khi họ hài lòng mới thôi. Lối sống này gây tổn hại rất lớn cho cơ thể. Cho dù chất lượng cuộc sống được cải thiện, tỷ lệ mắc các căn bệnh mãn tính, nguy cơ ung thư cũng ngày càng tăng lên hàng năm.
Trên thực tế, nếu muốn sống lâu và khỏe mạnh, chỉ cần thay đổi lối sống, mọi người đều cơ cơ hội để kéo dài tuổi thọ. Theo tờ Sohu, một khảo sát được thực hiện với hơn 1.000 ngườisống thọtại Trung Quốc đã chỉ ra 5 thói quen sinh hoạt lành mạnh sau đây chính là bí quyết để kéo dài tuổi thọ hàng đầu.
1. Quan trọng nhất: Thực phẩm
Người xưa có câu: "Bệnh từ miệng vào".
Thực phẩm là thứ quan trọng nhất đối với sức khỏe con người. Từ xưa tới nay, ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản hàng đầu đối với nhân loại. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể ăn uống lành mạnh hơn và sống lâu hơn? Đây là câu hỏi không quá khó để biết, nhưng không dễ để kiên trì áp dụng.
Chế độ ăn kiêng không nên nhằm mục đích làm no bụng mà cần cân bằng dinh dưỡng, bạn có thể thường xuyên ăn cá, protein và các loại đậu. Cũng nên đảm bảo ăn nhiều rau và trái cây mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể con người những vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.
2. Uống đủ nước: Tốt cho quá trình trao đổi chất
Cơ thể con người phần lớn được cấu tạo từ nước. Không phải tự nhiên mà người ta thường nói: Mỗi ngày phải đảm bảo 2 lít nước. Đương nhiên, dựa theo các nghiên cứu khoa học, lượng nước cần thiết đối với cơ thể mỗi người sẽ có sự khác biệt, nhưng nhìn chung, vẫn có con số ước lượng được khuyến nghị.
Chỉ khi cung cấp đủ nước thì quá trình trao đổi chất của cơ thể mới được đảm bảo. Nếu một người không thể bổ sung kịp thời lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo theo đó là ảnh hưởng đến tuổi thọ lâu dài.
3. Tuyệt đối không thức khuya: Mầm mống của mọi bệnh tật
Thức khuya dường như đã trở thành một điều không thể thiếu với nhiều người trẻ. Một bộ phận thậm chí xuất hiện hiện tượng "không thể ngủ trước 12 giờ".
Thực tế, thức khuya đặc biệt có hại cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, các cơ quan trong cơ thể con người sẽ tự điều chỉnh trạng thái nghỉ ngơi, thực hiện đào thải độc tố và điều dưỡng cơ thể trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Nếu con người thức khuya vào thời điểm này chắc chắn sẽ tạo gánh nặng cho các cơ quan hoạt động, từ đó, cơ thể không được phục hồi, trở thành mầm mống gây ra bệnh tật và ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Duy trì tinh thần lạc quan
Từ xa xưa đã có câu nói: "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ".
Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hàm ý một sự thật: Tâm lý của một người có tốt hay không sẽ quyết định phần nào tới sức khỏe và tuổi thọ của người đó.
Zhong Nanshan, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc, từng nói rằng 60% tuổi thọ của một người phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt cá nhân, và trong 60% này, một nửa phụ thuộc vào tâm lý của người đó.
Vì vậy, thường xuyên mỉm cười và duy trì thái độ tốt là những yếu tố cần thiết để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài. Cuộc sống hiện đại khiến mọi người có quá nhiều áp lực trong đời sống cũng như công việc, trong lòng có rất nhiều chuyện mà không thể trút ra ngoài. Do đó, mọi người không những không giữ được tinh thần tích cực, mà còn dễ mắc các bệnh tâm lý.
Các chuyên gia khuyến nghị, dù bận rộn đến mấy, mỗi người nên dành một chút thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, phát triển sở thích cá nhân hoặc đơn giản là chia sẻ, giãi bày những tâm sự trong lòng. Đừng "làm lơ" những cảm xúc tiêu cực.
5. Tập thể dục
Tập thể dục có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường cơ thể và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Theo nghiên cứu về những người sống lâu, hầu hết những người sống lâu đều dành khoảng 30 đến 60 phút để tập thể dục mỗi ngày.
Có rất nhiều phương pháp rèn luyện sức khỏe mà mọi người có thể tham gia, chẳng hạn như bài tập aerobic, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đánh cầu… sao cho phù hợp với thể trạng, điều kiện cá nhân, mà vẫn đạt được mục đích vận động. Đối với những người trẻ bận rộn ngày nay, những loại bài tập này tương đối tiết kiệm chi phí.
*Nguồn: Sohu
Buổi sáng có 5 dấu hiệu này, coi chừng bệnh tiểu đường