Hơn nữa, khi có thai, các tuyến nội tiết đều có sự thay đổi: tuyến yên to lên khoảng 35%, tuyến giáp cũng tăng lên do tăng sinh mạch máu và tăng sản tuyến làm cho chuyển hóa cơ bản tăng. Đặc biệt là sự xuất hiện thêm của hai tuyến nội tiết mới: HCG và các steroid.
Sự biến đổi tâm lý phụ nữ khi mang thai biểu hiện thế nào?Triệu chứng ốm nghén
Trong những tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ phải đối mặt với những cơn ốm nghén do nồng độ HCG tăng mạnh để giúp cho phôi được bám chắc vào lớp niêm mạc tử cung. Đồng thời các hormone khác cũng tăng để xây dựng mạch máu và giữ thai nhi ổn định.
Dễ xúc động, cáu gắt
Khi mang thai hầu hết phụ nữ rơi vào tình trạng dễ nóng giận, cáu gắt, dễ xúc động dù những chuyện rất bình thường một phần do sự thay đổi các nội tiết tố.
Đau ngực
Nguyên nhân gây nên triệu chứng đau ngực ở thai phụ do sự thay đổi của nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu cùng sự thay đổi của các mô ở tuyến vú. Đồng thời núm vú to lên và có màu sẫm.
Tăng cân
Tăng cân do nhu cầu dinh dưỡng thời thai kỳ cao hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Việc tăng cân đôi khi gây ra các hiện tượng chuột rút, tăng huyết áp.
Thường xuyên đi tiểu
Trong những tháng đầu và tháng cuối có sự chèn ép của tử cung vào bàng quang gây nên hiện tượng đái rắt, đái són khiến bạn phải đi tiểu liên tụcNgoài ra triệu chứng tâm lý phụ nữ khi mang thai còn thể hiện ở mất ngủ, các vấn đề tiêu hóa hay rạn nứt da.
"Chuyện ấy" khi mang thai
Nếu có thai lần đầu dễ bị giảm ham muốn tình dục vì thai phụ hay rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn nôn. Vào giai đoạn sau của thai nghén, nhiều chị em mới tăng dần ham muốn “chăn gối” do cơ thể đã thích nghi với sự thay đổi của các hormone, vú nhạy cảm hơn và tăng khoái cảm.
Sinh lý bà bầu có thể thay đổi theo các giai đoạn:
Ba tháng đầu thai kỳ: Giai đoạn này, sự đòi hỏi sinh lý và nhu cầu thõa mãn tình dục có dao động lên đôi chút, tuy nhiên đa phần chị em không mấy hứng thú do cơ thể quá mệt mỏi.
Ba tháng tiếp theo của thai kỳ: Do tâm lý đã được ổn định, cơ thể cũng thích nghi với những biến đổi nên đa số thai phụ đòi hỏi tình dục cao hơn mức bình thường một chút. Đặc biệt có một số người, nhu cầu về thỏa mãn tình dục tăng cao gần gấp đôi hơn trước thời kỳ mang thai.
Ba tháng cuối thai kỳ: Do nhiều yếu tố tác động và bản năng bảo vệ của người mẹ nên nhu cầu đòi hỏi về tính dục gần như mất hẳn sự ham muốn trong sinh hoạt ân ái.
Ảnh minh họaQuan hệ tình dục khi mang thai có tốt không?
Nhiều cặp vợ chồng lo lắng không biết quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Tuy nhiên chưa có cơ sở khoa học chứng minh điều này. Thực tế nếu trong suốt chu kỳ mang thai cả vợ chồng không gặp vấn đề gì thì có thể “yêu” an toàn. Thậm chí, khi bạn đạt cực khoái gây nên co bóp mạnh ở tử cung cũng không dẫn đến nguy cơ sinh non.
Mặt khác, cơ quan sinh dục nữ khi có thai chứa nhiều máu hơn và có xu hướng to lên, mềm ra giãn rộng và sâu hơn, nhưng khi quan hệ âm đạo vẫn tiết dịch nhầy làm trơn niêm mạc và cổ tử cung vẫn đóng kín ngăn dương vật đụng chạm vào thai nhi.
Tuy nhiên, quan hệ trong thai kỳ cần chú ý tránh các tư thế đè nén vào tử cung và chú trọng vệ sinh cơ thể cho thai phụ.
Ảnh minh họaTrường hợp nào không nên quan hệ khi mang thai?
Có vấn đề ở cổ tử cung: Nếu bạn đã được chẩn đoán cổ tử cung yếu thì tốt nhất nên kiêng khem chuyện “yêu” trong suốt thời kỳ mang bầu.
Nguy cơ sinh non: Nếu bạn từng sinh non hay gặp phải những cơn co thắt ở tử cung trong thai kỳ thì tốt nhất không nên “yêu” để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Chảy máu âm đạo: Khoan vội “yêu” bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn và khám để tìm hiểu nguyên nhân.
Rò rỉ nước ối cảnh báo thai nhi không còn được bảo vệ để tránh nhiễm trùng trong túi nước ối nguyên vẹn. Nếu quan hệ sẽ dễ gây nhiễm trùng cho thai nhi.
Thai phụ mắc bệnh nhau tiền đạo không nên “gần gũi” để giảm nguy cơ chảy máu nhau thai.
Quang Bảo (T/H)