F0 khỏi bệnh có triệu chứng sốt, khó thở, tức ngực, ho kéo dài... cần đi khám sớm - Ảnh: VoV.vn
Các di chứng về giọng nói hậu COVID-19
Theo PGS.TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, “Hội chứng COVID-19 kéo dài” hay “Hội chứng hậu COVID-19” biểu hiện đa dạng và có thể gặp ở nhiều cơ quan trên cơ thể. Các nhóm triệu chứng bất thường theo chuyên gia cần được thăm khám và đánh giá về mức độ, đồng thời loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác trước khi kết luận thuộc hội chứng hậu COVID-19.
Sau khi khỏi COVID-19, nhiều bệnh nhân có những thay đổi về giọng nói so với trước đây như: Khản giọng, tiếng nói nhỏ hơn trước, nói bị hụt hơi, gắng sức để nói, đau khô cổ họng, thậm chí là gặp khó khăn khi nuốt.
Theo chuyên gia, có 3 nhóm người nguy cơ cao mắc hội chứng hậu COVID-19. Cụ thể:
- Người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, bệnh thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh máu mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch…
- Người bệnh có chỉ định liệu pháp oxy tại nhà, đặc biệt là nhóm người bệnh nặng phải hỗ trợ thở máy trong thời gian bị nhiễm COVID-19.
- Người chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cơ bản.
Khản tiếng, hụt hơi sau khi mắc COVID-19 xử trí thế nào?
Sau mắc COVID-19 người bệnh nên đến thăm khám, kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế để được theo dõi và đánh giá toàn diện. Đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp như khó thở, ho kéo dài, đau ngực, suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế hoạt động thể lực, khản tiếng…
Theo TS.BS Nguyễn Như Nguyên - Trưởng Khoa thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ trên Báo Lao động, để chăm sóc giọng, bạn cần uống nhiều nước mỗi ngày. Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, nên kê gối nằm cao hơn 30 độ, hạn chế nước uống có gas... Sử dụng các đồ vật tạo âm thanh khi phải nói hoặc dùng các thiết bị khác để hỗ trợ giao tiếp. Hạn chế đằng hắng giọng liên tục.
Ngoài ra, bạn cần tránh các thức uống chứa caffeine hoặc cồn như rượu bia. Tránh sử dụng giọng quá mức như nói to, hét lớn, nhưng cũng không nên thì thầm. Nếu giọng nói vẫn không cải thiện, bạn nên liên hệ bác sỹ tai mũi họng, hoặc chuyên viên ngôn ngữ trị liệu để thăm khám.
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng khản tiếng hiệu quả, an toàn, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược. Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính từ cao rẻ quạt - một dược liệu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và khẳng định hiệu quả trong điều trị các bệnh về họng, thanh quản. Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II: Cao rẻ quạt (còn gọi là xạ can) được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng. Thân rễ rẻ quạt được nghiên cứu lâm sàng trên nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ em và viêm họng, viêm thanh quản ở người lớn có kết quả điều trị tốt ở 85% trường hợp bị viêm họng, viêm thanh quản…
Rẻ quạt chứa các hoạt chất chống viêm, giúp giảm khản tiếng hiệu quả, an toàn
Đặc biệt, sản phẩm còn được bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và nhiều thảo dược quý như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường sức đề kháng cho tế bào dây thanh âm đang tổn thương hoặc suy yếu, hỗ trợ phòng ngừa khản tiếng và các bệnh viêm đường hô hấp trên tái phát hiệu quả.
Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng về hiệu quả giảm khản tiếng, mất tiếng của sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt.
Do đó, sản phẩm này là một công thức ưu việt, vừa giúp hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng, lại tăng cường sức đề kháng từ bên trong cơ thể. Hãy sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cao rẻ quạt mỗi ngày để khản tiếng không còn là nỗi lo.
Lê Tuyết (Tổng hợp)