Béo phì: Trẻ bị béo phì là do ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng và thói quen lười vận động. Béo phì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh minh họa.
Biếng ăn, suy dinh dưỡng: Yếu tố dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng đến sự tăng trưởng của trẻ em. Do vậy khi trẻ biếng ăn, nguy cơ suy dinh dưỡng cao và sẽ bị còi xương, không đủ chất cung cấp cho quá trình trao đổi dinh dưỡng để phát triển trí não lẫn thể chất, nên tăng chiều cao ở trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng chậm hơn trẻ bình thường. Ảnh minh họa.
Không ngủ đủ giấc: Trẻ em cần được ngủ ít nhất 8-9 tiếng một ngày vì khi ngủ, hoóc môn tăng trưởng được tiết ra nhiều vào khoảng 12 giờ đêm, lúc đang ngủ say. Cơ thể con người dài ra dưới tác dụng của hoóc môn này. Nếu trẻ thức khuya, hoóc môn tăng trưởng không có điều kiện được sản xuất, khiến chiều cao chậm phát triển. Ảnh minh họa
Thiếu vitamin D: Thường những trẻ không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng buổi sáng sẽ có nguy cơ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng, mà trong đó vitamin D là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển thể chất. Ảnh minh họa
Trẻ không thích uống sữa: Sữa là một trong những thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên có nhiều trẻ lại không thích uống sữa. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ có thể tận dụng các loại thực phẩm khác có sự bổ sung protein và canxi cho trẻ như sữa chua, phô mai, thuỷ - hải sản như cua đồng, tôm, tép, ốc,...Ảnh minh họa.
Suy tuyến giáp: Suy tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển chiều cao. Tuyến giáp chịu trách nhiệm giải phóng các nội tiết tố thúc đẩy sự phát triển bình thường. Khi tuyến giáp hoạt động kém, cơ thể hiển nhiên không thể phát triển bình thường. Ảnh minh họa
Uống nước ngọt có ga: Nước ngọt làm hại men răng, gây sâu răng, rối loạn tiêu hóa, làm hỏng niêm mạc dạ dày và cản trở quá trình phát triển chiều cao của con người. Ảnh minh họa
Ăn no trước khi ngủ: Việc ăn no trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trong khi đó thời điểm nghỉ ngơi là lúc các hormone tăng trưởng sản sinh nhiều nhất, thúc đẩy sự phát triển xương gấp ba lần so với lượng hormone kích thích tiết ra vào ban ngày, nhất là khi trẻ ngủ sâu, trong khoảng thời gian từ 23h đêm đến 2,3h sáng. Ảnh minh họa./.